TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SÂU, BỆNH HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU NIÊN VỤ 2018-2019
Thứ tư - 02/01/2019 13:131.5540
Hiện nay các vườn điều đang bước vào giai đoạn ra bông, đậu trái, nhưng dự báo thời tiết diễn biết khá phứt tạp, có thể xuất hiện những cơn mưa trái mùa, là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh gây hại nhất là trên cây điều.
Hiện nay các vườn điều đang bước vào giai đoạn ra bông, đậu trái, nhưng dự báo thời tiết diễn biết khá phứt tạp, có thể xuất hiện những cơn mưa trái mùa, là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh gây hại nhất là trên cây điều. Gây hại trên cây điều chủ yếu bọ xít muỗi, bọ đục chồi (bọ vòi voi), bọ trĩ chích hút lá non, đọt non tạo nên vết thương trên cây làm cho các nấm bệnh phát triển gây các bệnh thán thư, khô cành cháy lá làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều và giảm năng suất thu hoạch; bọ xít muỗi thường hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, khi trời nóng thì ẩn nấp dưới lá, ngày âm u thì hoạt động cả ngày do đó rất khó khăn trong công tác phòng trừ. Trước tình hình đó, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp đã phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và UBND các xã, thị trấn trong tháng 11 vừa qua tiến hành các buổi tập huấn về quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn điều cho bà con nông dân. Theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về quy trình phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây điều: Cần phải thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh hại trong giai đoạn điều ra ra hoa, đậu trái là rất quan trọng; trong đó, áp dụng biện pháp canh tác như: Bón phân, dọn vệ sinh vườn điều nhất là các lá khô, cành khô để tạo vườn cây thông thoáng, thường xuyên kiểm tra vườn vào lúc sáng sớm và chiều tối để phát hiện và phòng trừ kịp thời kết hợp với các biện pháp sinh học, như: Bảo vệ các loài thiên địch hiện có trong vườn (kiến đen, kiến vàng, bọ ngựa....), sử dụng các chế phẩm nấm ký sinh và áp dụng các biện pháp hóa học: Sử dụng thuộc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hàng năm để phòng trừ khi có nguy cơ sâu, bệnh gây hại nặng, có thể ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách). Đối với bọ xít muỗi, thời điểm phun hiệu quả nhất vào chiều mát; những ngày trời âm u, bọ xít muỗi phát triển mạnh có thể phun sớm nhưng nếu điều đang trổ bông thì không phun trước 09 giờ sáng để hoa điều thụ phấn. Với bệnh thán thư: Khi cây điều ra chồi non, nụ hoa, quả non nếu gặp điều kiện độ ẩm cao, sương mù nhiều thì cần phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh và không phun thuốc trước 09 giờ sáng để hoa điều thụ phấn. Để chủ động phòng, chống các sâu bệnh hại trên cây điều nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra; UBND huyện đã ban hành Công văn số 2411/UBND-KT ngày 19/11/2018, trong đó giao Phòng Nông nghiệp và PTNT tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn huyện; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cùng với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra thực địa tại các vườn cây để phát hiện và dự báo tình hình sâu, bệnh hại trên cây điều, đồng thời tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân về quy trình chăm sóc cây điều an toàn sinh học theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đồng Phú chưa phát hiện các vườn điều bị sâu, bệnh gây hại phát triển thành dịch; tuy nhiên, người dân cần chủ động việc áp dụng các biện pháp chăm sóc vườn điều theo đúng quy trình, kỹ thuật khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, đây là khâu quan trọng trong công tác phòng, trừ sâu bệnh hại giúp đem lại năng suất và hiệu quả của mỗi vụ thu hoạch điều cho bà con nông dân./.