Bình Phước, định hướng tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 39 của Ban Bí thư

Thứ sáu - 06/12/2024 14:34 49 0
Sáng ngày 06/12/2024 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước tổ chức Hội nghị báo cáo viên với hình thức trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tại hội nghị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã quán triệt, định hướng tuyên truyền triển khai Chỉ thị 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đồng Phú
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đồng Phú
Chỉ thị số 39-CT/TW xác định rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Với bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. Tại Chỉ thị số 39-CT/TW vừa ban hành, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội.
Thứ hai: Nâng cao vai trò của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội.
Xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Các bộ, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường phối hợp trong xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả.
Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững; đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia.
Mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, điều kiện phát triển, đặc điểm của từng vùng, miền, chu kỳ sản xuất, kinh doanh; chú trọng cung cấp tín dụng chính sách xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, học sinh, sinh viên nghèo và các trường hợp khẩn cấp khác... Thực hiện mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp đến là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác. Mức ưu đãi điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.
Thứ tư: Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hoá các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm nguồn vốn hoạt động được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó nguồn ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước là chủ đạo, nguồn uỷ thác từ các địa phương là quan trọng, đồng thời tăng cường huy động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế.
- Nghiên cứu tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước vào Ngân hàng Chính sách xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội, phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn này chiếm 30% tổng nguồn vốn.
- Có cơ chế, chính sách để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp nhận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Các địa phương tiếp tục quan tâm, bố trí kịp thời ngân sách địa phương uỷ thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15 - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội và đến năm 2030 chiếm 15% tổng nguồn vốn.
- Tiếp tục duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Có cơ chế linh hoạt để huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước. Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi, tiền vay, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ "Vì người nghèo" để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.
Thứ năm: Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội là định chế tài chính công, có khả năng tự chủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.
- Tiếp tục duy trì mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản trị, cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát, năng lực dự bảo, phân tích; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Hoàn thiện quy chế phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ bị rủi ro bảo đảm an toàn nợ, phù hợp với đặc thù, tính chất hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ trong hoạt động tín dụng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tụy phục vụ người dân. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, thu nhập để thu hút và ổn định nguồn nhân lực của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Đơn giản hoá trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hoá công tác quản trị điều hành. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền tảng ngân hàng số, số hoá quy trình quản lý và tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, chú trọng thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành để cập nhật và quản lý đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội.
Thứ sáu: Nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mạnh mẽ mô hình tín dụng chính sách, nhất là sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách, kiểm soát tín dụng đen một cách hiệu quả.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, báo cáo viên... triển khai thực hiện tốt công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nội dung Chỉ thị 39 đến cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn trong tình hình mới.

 

Nguồn tin: NHCSXH huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết với ZaLo
Công báo thuộc UBNN Tỉnh
Tra cứu thủ tục hành chính
Lịch công tác của UBNN huyện
Quản lí văn bản
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay6,516
  • Tháng hiện tại141,236
  • Tổng lượt truy cập17,943,544
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây