Đổi thay ở vùng dân tộc thiểu số tại Đồng Phú

Thứ hai - 29/07/2024 16:47 163 0
Huyện Đồng Phú có 17 dân tộc anh em cùng chung sống, với tổng dân số 25.739 hộ, 100.246 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 5.262 hộ, 19.908 khẩu, chiếm 21,17% dân số toàn huyện. Là huyện có địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
 
Tiết mục đàn tính, hát then tại Lễ hội Lồng tồng dân tộc Tày, Nùng huyện Đồng Phú năm 2023
Những năm qua, với sự chỉ đạo của Huyện uỷ, điều hành của UBND huyện và sự đoàn kết của các tầng lớp Nhân dân, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đạt nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10%/năm. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,7%; 95,79% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,...   Để đạt được kết quả trên, ông Nguyễn Thanh Phương, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong những năm qua, huyện đã tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện biết và thực hiện. Hàng năm, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch về công tác dân tộc. Từ đó, huy động mọi nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, vận động nhà hảo tâm, mạnh thường quân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.   
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là nội dung quan trọng, huyện đã đầu tư xây dựng nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 11/11 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao; 73/73 khu phố, ấp có nhà văn hóa. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, các loại hình văn nghệ dân gian, thể thao truyền thống và các nghi thức cổ truyền đang được khôi phục, gắn kết với các hoạt động giao lưu, biểu diễn thông qua các kỳ Liên hoan, Hội thi, Hội diễn và nhiều loại hình văn hóa khác.
Múa sạp tại Ngày hội VHTT các DTTS huyện Đồng Phú năm 2023
Gia đình chị Bế Thị Lan, người dân tộc Tày, ngụ ấp Suối Đôi xã Đồng Tiến. Với cương vị là Trưởng ban công tác mặt trận ấp, chị luôn động viên con cháu và người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế, giữ gìn hạnh phúc gia đình và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, gia đình chị đạt văn hóa nhiều năm liền, 3 năm gần đây, đạt gia đình văn hóa tiêu biểu. Chị Bế Thị Lan cho biết: “Để xây dựng gia đình văn hóa thì bản thân tôi và gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Gia đình và con cháu tích cực lao động, sản xuất phát triển kinh tế và tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động tại địa phương”.
Công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Đến nay, toàn huyện có 29 trường học, 100% xã, thị trấn có trường mẫu giáo, tiểu học và THCS. Trong đó có 01 Trường PT DTNT THCS. 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 3 xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 2, 08/08 xã đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1.
Công tác giảm nghèo được chú trọng, Đồng Phú đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp người dân giảm nghèo bền vững. Từ năm 2019 đến 2024, toàn huyện giảm được 544 hộ nghèo, trong đó có 221 hộ nghèo DTTS. Thực hiện Chương trình trình giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số, huyện đã xây mới 61 nhà tình thương, đại đoàn kết, sửa chữa 32 căn, hỗ trợ đất ở 20 hộ, nhà vệ sinh 94 hộ, nước sinh hoạt 71 hộ, chuyển đổi nghề 41 hộ, kéo điện 57 hộ, tặng ti vi cho 78 hộ, vay vốn ưu đãi tín dụng từ Ngân hàng CSXH cho 36 hộ. Đến nay, huyện Đồng Phú chỉ còn 27 hộ nghèo chiếm 0,1%, trong đó có 9 hộ nghèo người DTTS.
Gia đình chị Hoàng Thị Thêm, người dân tộc Tày, ấp Phước Tâm, xã Tân Phước trước đây thuộc hộ nghèo. Chồng bị bệnh, một mình chị làm thuê làm mướn nuôi chồng và 2 con ăn học. Thời gian qua, gia đình chị được nhà nước hỗ trợ 1 con bò trị giá 10 triệu đồng, vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo để đầu tư chăm sóc 1 ha điều. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, chị vui mừng cho biết: Được nhà nước quan tâm, hỗ trợ nên gia đình tôi đã thoát nghèo. Thời gian tới, tôi sẽ dạy dỗ con cái học tập tốt, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững.
Từ Chương trình 135, huyện Đồng Phú đã phân bổ 2.660 triệu đồng đầu tư xây dựng 08 công trình, trong đó có 05 công trình mới; duy tu, sửa chữa 3 công trình. Từ chương trình mục tiêu quốc gia 1.719, huyện đã phân bổ 8.506 triệu đồng cho 07 xã vùng dân tộc thiểu số. Qua đó đã thực hiện 01 công trình đường giao thông dài 2,7km, phục dựng 01 Lễ hội văn hoá truyền thống của dân tộc Tày, Nùng, hỗ trợ 03 con bò, 12 máy phát cỏ, 12 bồn nước, 15 giếng khoan; mở 12 lớp tập huấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chống suy dinh dưỡng trẻ em; 10 hội nghị tập huấn pháp luật, 06 buổi tuyên truyền tư vấn hướng nghiệp cho lao động dân tộc thiểu số.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm, Đồng Phú hiện có 10/10 xã đạt nông thôn mới, trong đó có 03 xã đạt nông thôn mới nâng cao; thị trấn Tân Phú đạt đô thị văn minh, toàn huyện có 24 ấp đạt khu dân cư kiểu mẫu. Tổng vốn huy động thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2023 là hơn 90 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 2.880 triệu đồng, ngân sách địa phương 78.029 triệu đồng, dân đóng góp 8.591 triệu đồng và huy động từ nguồn khác 640 triệu đồng. Anh Đàm Văn Phèng, ấp Bàu Le, xã Tân Hòa cho biết: Trước đây, đường xá trong Tân Hòa mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi mù. Được Đảng và Nhà nước thì làm đường nhựa, bê tông bà con vận chuyển hàng hóa, đi lại rất dễ dàng hơn.
Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Tính đến năm 2023, huyện đã tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông; 05 lớp tập huấn cho 600 lượt người có uy tín, già làng, người DTTS; phối hợp tổ chức họp mặt chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, người có uy tín tiêu biểu; triển khai, thực hiện đề án “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019-2024. Ông Nguyễn Thanh Phương, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Thời gian tới, huyện đề ra các giải pháp như: Tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào DTTS hiểu biết và đồng thuận. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chương trình và biểu dương các tập thể, cá nhân tiên tiến, điển hình.
Thực tế cho thấy, Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với vùng đồng bào DTTS, không chỉ tác động sâu rộng đến các xã, ấp vùng sâu, vùng xa, đồng bào DTTS mà còn góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn. 

Tác giả: Khắc Bảy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết với ZaLo
Công báo thuộc UBNN Tỉnh
Tra cứu thủ tục hành chính
Lịch công tác của UBNN huyện
Quản lí văn bản
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay468
  • Tháng hiện tại142,384
  • Tổng lượt truy cập17,944,692
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây